Chuẩn RS485 là một loại chuẩn được phê duyệt bởi hiệp hội công nghiệp điện tử EIA năm 1983, được coi là sự phát triển, hoàn thiện của RS232. Việc sử dụng loại chuẩn này mang tới cho người dùng nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là tiết kiệm hơn về chi phí cho phần cứng và giao thức yêu cầu.
Tốc độ, chất lượng của tín hiệu khi truyền đi xa có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, các vấn đề gây nhiễu sóng là một trong những điều gây ra nhiều rắc rối, khiến cho nhiều người muốn loại bỏ nhất. Và một cách giải quyết vấn đề mà theo chúng tôi thấy là khá đơn giản cũng như giá thành rẻ mà chuẩn RS485 đã áp dụng thành công đó chính là cặp dây xoắn (Twisted-pair wire). Chúng chỉ đơn giản là một cặp dây có cùng chiều dài rồi xoắn lại với nhau nhưng lại có tác dụng tuyệt vời cho việc chống nhiễu tín hiệu. Nhờ chúng mà chúng ta hoàn toàn có thể truyền tín hiệu đi xa, với tốc độ nhanh và đảm bảo được tín hiệu phát đi là rõ ràng, chất lượng.
Một trong những điều mà chúng ta cần chú ý khi sử dụng chuẩn tín hiệu RS485 đó chính là điện áp kiểu chung. Thông thường, các chuẩn khác sẽ không sử dụng điện áp này bởi chúng có lắp dây mass. Xong, trong cấu tạo cáp sử dụng RS485, toàn mạch chỉ có hai dây A, B và không dùng dây mass. Nó bắt buộc bạn phải tham chiếu tín hiệu truyền dẫn lên một giá trị điện áp nào đó hoặc là mass. Và khi đó chúng ta gọi đó là điện áp kiểu chung. Ngoài ra, bạn có thể hiểu điện áp kiểu chung theo định nghĩa toán học đó là giá trị trung bình của hai điện áp tín hiệu khi tham chiếu lên mass hoặc một điểm bất kỳ. Sử bổ sung điện áp kiểu chung vào cáp chuẩn tín hiệu RS485 đã giúp cho việc truyền phát thông tin trở nên dễ dàng và tốc độ cũng được cải thiện rõ rệt so với các chuẩn khác trên thị trường. Khi sử dụng chuẩn tín hiệu RS485, hãy chú ý về sự chênh lệch, phù hợp giữa điện trở hai đầu và giá trị trở kháng đặc tính của đường dây xoắn. Trị số lý tưởng mà các chuyên gia đưa ra đó là 100-120 ôm. Sử dụng hai phần có trị số hòa hợp giúp tăng cường chất lượng tín hiệu nhận được. Bởi sẽ tránh được các nhiễu xạ trên đường truyền, đặc biệt là khi truyền ở quãng đường xa.
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments